Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Quy trình dây chuyền lọc nước tinh khiết đóng bình đóng chai

Quy trình dây chuyền lọc nước tinh khiết đóng bình đóng chai

1. Nguồn nước:

Tùy theo quy mô sản xuất, nhà đầu tư có thể chọn nguồn nước thích hợp. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác.


Để có nguồn nước ngầm không bị nhiểm khuẩn, hàm lượng kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… nằm trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt là rất khó nên trước khi đưa vào sản xuất, bắt buộc phải làm xét nghiệm tổng thể và tùy theo kết quả, có thể phải qua một hoặc nhiều công đoạn xử lý sau:
Khử phèn sắt, mangan:


Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý:
Làm mềm, khử khoáng
Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục đựoc xử lý:
Lọc thô, khử mùi khử màu
Dùng bộ lọc tử động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có):
Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.

2. Lọc thẩm thấu ngược

Nước được bơm (cao áp) qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).
Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron.
Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.
Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.

3. Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím:

Trong quá trình lưu trữ, nứoc tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trứoc khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn.
Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có)

4. Giai đoạn cuối: Đóng chai

Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai.


Quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng chai đạt tiêu chuẩn

Quy trình sản xuất nước tinh khiết đóng chai đạt tiêu chuẩn

Nước tinh khiết được sản xuất từ nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất, nước giếng hoặc một số nguồn nước sạch khác. Nguồn nước này sẽ được xử lý qua nhiều bước để trở thành sản phẩm nước uống đóng chai đảm bảo chất lượng, an toàn và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lọc và khử nước: Nguồn nước dùng để sản xuất ra nước tinh khiết đóng chai sẽ được xử lý qua hệ thống lọc bao gồm các lớp than hoạt tính, Calcined Alumim Silicate và thạch anh. Khi đi qua hệ thống lọc này, các hợp chất lơ lửng trong nước sẽ được loại bỏ.



Khử nước: Sau khi lọc xong, nước sẽ được lọc qua một lần bằng thiết bị khử. Khi nước đi qua thiết bị khử, các lớp vật liệu lọc sẽ loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn. Ngoài ra quá trình đưa nước vào thiết bị khử còn làm cho những mùi lạ có trong nước biến mất.

Làm mềm nước: Tại sao phải làm mềm nước? Trước hết, các bạn cần phải tìm hiểu thông tin về nước cứng. Nước cứng chứa rất nhiều các khoáng chất có hàm lượng vượt quá mức cho phép, gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Một sản phẩm nước tinh khiết đóng chai đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe thì nhất thiết không được là nước cứng vậy nên phải làm mềm nước. Để làm mềm nước, người ta thường dùng hạt nhựa trao đổi làm mềm Cation exchange softening và tái sinh bằng muối thường NaCl.

Thẩm thấu ngược: Thẩm thấu ngược là quy trình bắt buộc trong khi sản xuất nước tinh khiết đóng chai. Thẩm thấu ngược giúp loại bỏ 99,9% muối, chất nhiễm rắn và 90% các loại vi khuẩn có trong nước tạo ra nguồn nước có độ tinh khiết cao.

Sát khuẩn: Sau khi thẩm thấu ngược, nguồn nước được tiếp tục sát khuẩn bằng công nghệ Ozone hoặc đèn cực tím. Ozone có tác dụng diệt khuẩn tạo ra oxy nguyên chất trong nước còn đèn cực tím có tác dụng giết chết những bào tử, bào nang của vi khuẩn không thể phát triển thành tế bào. Sau khi xử lý xong, chất lượng của nước sẽ luôn ổn định.

Thiết bị lọc xác khuẩn: Bằng công nghệ Ozone và đèn cực tím thì sẽ không còn một loại vi khuẩn nào có thể sống sót trong nước nhưng xác của những loại vi khuẩn được tiêu diệt vẫn còn lơ lửng bên trong mà kết dính với nhau tạo thành một lớp màng làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, trước khi tạo thành thành phẩm, nguồn nước sẽ được đưa qua thiết bị siêu lọc 0,2 µm để loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này tạo ra sản phẩm nước đạt chất lượng cao nhất.

Xử lý vỏ và tạo ra thành phẩm: Sau khi được xử lý qua những bước trên thì nguồn nước lúc này đã đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, để tránh bị vi khuẩn xâm nhập thì cần phải xử lý vỏ chai, vỏ bình bằng cách ngâm trong dung dịch KOH và súc lại bằng nước tinh khiết, sau đó đưa vào chiết rót và tạo thành thành phẩm.



Những loại nước uống đóng chai tốt thị trường hiện nay

Những loại nước uống đóng chai tốt hiện nay

Mỗi một loại nước uống đóng chai đều có chứa các thành phần và mang lại lợi ích khác nhau cho cơ thể con người, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 03 sản phẩm nước uống đóng chai tốt hiện nay như sau:

Nước khoáng Lavie: Thành phần chính của nước khoáng tinh khiết Lavie bao gồm các khoáng chất: Natri, Canxi, Magie, Kali…với hàm lượng cho phép đảm bảo tốt và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Những khoáng chất có trong nước khoáng Lavie giúp cho hệ thần kinh và tuần hoàn hoạt động hiệu quả, giúp cho xương, răng luôn chắc khỏe, tim mạch hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, nước khoáng Lavie còn kích thích các cơ bắp phát triển, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, đột quỵ.



Nước kiềm Ion – life: Nước uống kiềm Ion-Life có tính kiềm tự nhiên, có chứa các cụm phân tử nước nhỏ mịn và thành phần hydro hoạt tính cao. Sử dụng nước kiềm Ion – life mỗi ngày giúp cải thiện các vấn đề đường ruột, ngăn ngừa bệnh tật và chống lão hóa, làm đẹp da.

Nước khoáng Vĩnh Hảo: Giống như nước khoáng Lavie, nước khoáng tinh khiết Vĩnh Hảo cũng chứa hàm lượng nhẹ các khoáng chất như Canxi, Natri, Magie, Kali bên cạnh đó, nước khoáng Vĩnh Hảo còn chứa hàm lượng chất bicarbonata và antacid. Sử dụng nước khoáng Vĩnh Hảo mỗi ngày sẽ giúp các bạn giảm cân hiệu quả, bổ sung khoáng chất và năng lượng mỗi ngày, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giải tỏa căng thẳng và làm đẹp da.

Những quan niệm sai lầm về nước uống hằng ngày

Bạn đã từng thử nhịn uống nước để xem mình có thể sống mà không có nước trong bao lâu chưa? đảm bảo không quá 3 ngày bạn sẽ không thể chịu nổi nữa. Uống đủ lượng nước mỗi ngày và uống đúng cách sẽ giúp cho cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn có nhiều người có những quan niệm sai lầm về nước uống, các bạn hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây để bản thân không mắc phải những quan niệm sai lầm đó.

Những quan niệm sai lầm về nước uống

Những quan niệm sai lần cần tránh khi sử dụng nước uống:

Nước đun sôi luôn an toàn: Khi đun nước để uống, nước sẽ sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Ở nhiệt độ đó, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ bị tiêu diệt chính vì thế nên nước đun sôi rất an toàn để cho các bạn sử dụng. Tuy nhiên, sau 12h nước đun sôi để nguội sẽ lại bắt đầu tái nhiễm vi khuẩn và các loại ký sinh trùng, Ngoài ra, khi đun sôi các oxy hòa tan trong nước bị mất đi tạo điều kiện cho hệ sinh vật hiếu khí phát triển nếu để lâu ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy nước đun sôi chỉ an toàn trong vòng 12 tiếng sau khi được đun sôi.

Nguồn nước trong là nguồn nước sạch: Nước sạch tức là nước không bị vẩn đục và phải trong. Tuy nhiên một nguồn nước trong chưa chắc đã là nguồn nước sạch. Nguồn nước chưa qua xử lý lọc hay đun sôi có thể có một vài kim loại mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc và mùi mị của nước, cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại rất độc với cơ thể con người như: kim loại Asen, nước nhiễm canxi, magie…Vậy nên, để nguồn nước trong thật sự là nguồn nước sạch các bạn cần phải xử lý trước khi sử dụng.



Nước đóng bình luôn luôn tốt: Sản phẩm nước đóng bình hiện nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng. Thay vì phải mất công nấu nước thì chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ là sẽ có ngay nguồn nước sạch để sử dụng trong nhiều ngày. Tuy nhiên, nước bình có tốt hay không, chất lượng có đảm bảo hay không còn tùy thuộc vào cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối, cung cấp. Vậy nên, các bạn cần phải lựa chọn những đại lý cung cấp nước uy tín để sử dụng sản phẩm nước đóng bình.

Nước đã được lọc bằng máy vẫn không an toàn: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thì các máy lọc nước được phát minh ra. Máy lọc nước là hệ một hệ thống xử lý nước với màng lọc RO giúp loại bỏ tạp chất và các vi khuẩn có hại để cho ra nguồn nước tinh khiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không tin tưởng và sử dụng nguồn nước được lấy trực tiếp từ vòi bình lọc thậm chí là lấy nước đã lọc để mang đi đun sôi lại. Việc đun sôi nước đã được lọc chỉ làm bạn thêm mất thời gian.


Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện nay

Nước nuôi dưỡng sự sống của con người, nếu không có nước con người không thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên hiện nay chính con người đang ngày càng tự mình làm cho môi trường nước bị ô nhiễm một nặng hơn, đặc biệt là nước ngầm. Người dân trước đây lại không sử dụng các thiết bị loc nuoc . Nước ngầm là nước ngọt ở dưới lòng đất, được chứa trong các lỗ rỗng của đất đá.

Cũng giống như nước mặt, nó cũng có nguồn vào và nguồn ra, tuy nhiên khả năng giữ nước ngầm lớn hơn nước mặt  dẫn đến con người đang sử dụng nước ngầm một cách vô tội va trong thời gian dài mà không nghĩ tới việc dự trữ chúng, không nghĩ rằng đến một thời điểm nào đó nó cũng sẽ bị cạn kiệt. Khi chúng bị cạn kiệt thì sẽ khó có thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.

Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.

Hiện nay nước ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng bởi các chất do chính tay con người tạo ra.

Đầu tiên là bị nhiễm kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng cá và thuỷ sinh vật chết hàng loạt.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

Nước bị ô nhiễm vi sinh vật

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…

Nước ngầm bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Uống nước đúng cách để làn da đẹp

Nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống nước đúng cách để da đẹp khỏe mạnh hãy thử tham khảo cách uống nước dưới đây nhé.

Uống nước không chỉ giúp cho cơ thể đỡ khát, chống mệt mỏi mà còn làm giảm cân, làm đẹp da.

Buổi sáng

Uống nước đúng cách để đẹp da, thải độc
Khi thức dậy, bạn nên uống một ly nước muối nhạt pha loãng, trước bữa ăn sáng để thông ruột và sạch dạ dày.

Từ 8 – 12h, nước chanh pha loãng không đường theo tỷ lệ nửa quả chanh + 1l nước sẽ là lựa chọn số 1 cho bạn. Nước chanh giúp loại bỏ các chất độc trong dạ dày, kích thích trao đổi chất, hương chanh làm tinh thần minh mẫn, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Trước bữa ăn trưa, bạn có thể uống một ly nước lọc ấm, một mặt để lót dạ, mặt khác để bù nước và tăng cường trao đổi chất.

Buổi chiều

Uống nước đúng cách để đẹp da, thải độc

Thời gian từ 2h – 5h chiều là thời gian uống trà xanh tốt nhất. Trà xanh có rất nhiều tác dụng như tăng cường tuần hoàn máu, giãn nở các thành mạch giúp máu lưu thông dễ dàng.

Buổi tối

Uống nước đúng cách để đẹp da, thải độc
Để giảm cân như mong muốn, bạn cần phải uống lượng nước làm giảm đường và cacbon-hydrat. Trong bữa tối, ngoài việc ăn nhiều protein, bạn hãy uống nhiều nước canh rau, hoặc một ly nước hoa quả tươi. Đây sẽ là cách giúp bạn no hơn, giảm ăn tinh bột, giúp giảm cân tốt hơn.


Phân loại bể lọc trong xử lý nước cấp

Theo đặc điểm vật liệu lọc được chia ra:

 - Vật liệu lọc dạng hạt: hạt cát, thạch cát, thạch anh nghiền, than antraxit, đá hoa macnetit (Fe3O4)...được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất

 - Lưới lọc: lớp lọc có lưới có mắt lưới đủ bé để giữ lại các cặn bẩn trong nước. Dùng làm sạch sơ bộ hoặc để lọc ra khỏi nước phù su, rong...

 - Màng lọc: lớp lọc là vải bong, sợi thuỷ tinh, sợi nilông, màng nhựa xốp.

Xem thêm : Cách làm bể lọc nước thủ công

Màng lọc dùng trong bể cấp nước lưu động.

 * Tuỳ theo tốc độ lọc, bể lọc có hạt vật liệu lọc hạt chia ra

 - Bể lọc chậm: Với tốc độ lọc 0,1- 0,5m/h  

 - Bể lọc nhanh: Với tốc độ lọc 2 - 15 m/h    

 - Bể lọc cực nhanh: Với tốc độ lọc > 25m/h  

 * Theo độ lớn của hạt vật liệu lọc chia ra:

 - Bể lọc hạt bé (ở bể lọc chậm) kích thước hạt của lớp trên cùng d<0,4mm

 - Bể lọc hạt trung bình: kích thước hạt của lớp trên cùng <0,4 - 0,8mm

 - Bể lọc hạt cỡ lớn: kích thước hạt của lớp trên cùng  >0,8mm dùng để lọc sơ bộ

Bể lọc nhanh trọng lực có thể là hạt đồng nhất về kích thước và trọng lượng riêng (cát thạch anh) hoặc có thể vật liệu hạt không đồng nhất (bể lọc 2 lớp:  lớp trên là than antraxit, lớp dưới là cát thạch anh).

 Bể lọc chậm nước chảy từ trên xuống dưới. Bể lọc nhanh hướng hướng chuyển động thuộc nước qua vật liệu lọc  có thể khác nhau (trên →xuống dưới, dưới lên ở bể lọc tiếp xúc, từ trong ra, từ trên xuống ở bể lọc 2 chiều).

 Khi lọc nước, tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc tăng lên, còn độ chênh áp lực của bể lọc không đổi nên vận tốc lọc giảm dần. Bể lọc có thể làm việc với tốc độ lọc tăng dần (tốc độ lớn ở đầu chu kỳ, tốc độ bé ở cuối chu kỳ) hoặc vận tốc cố định trong suốt chu kỳ lọc (cố định tốc độ bằng thị điều chỉnh tốc độ lọc).

Có thể quan tâm : Nước tinh khiết là gì

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Đất phèn là gì ? Quá trình hình thành đất phèn

Trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các vấn đề về cải tạo đất sản xuất ở các vùng đất nhiễm phèn, đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiển sản xuất. Một trong những khó khăn trở ngại khi sản xuất trên vùng đất phèn là do ảnh hưởng của pH. Khi pH trong ao nuôi cá thấp sẽ làm cho cá chết hoặc tăng trưởng chậm, làm thức ăn tự nhiên kém phát triển, việc bón phân sẽ có hiệu quả thấp, tăng ảnh hưởng độc tố của sắt và nhôm.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT PHÈN

Quá trình hình thành đất phèn là do các chất hữu cơ bị tích tụ phân huỷ trong điều kiện yếm khí có các tập đoàn vi khuẩn khử sunfua, chúng chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước biển) thành dạng khí sunfua hydro (H2S), khí này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) tạo thành sắt sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt bisunfua (pyrit, FeS2) dạng tinh thể với phản ứng sau:

2CH2O (hữu cơ) + SO4 2-  →  H2S + 2HCO3-

Fe(OH)2 +H2S           →    FeS + H2O

FeS + S          →    FeS2 (pyrit)

Việc rút nước quá cạn hay vào mùa khô hạn sẽ làm cho đất nứt nẻ, không khí theo các đường nứt này di chuyển xuống dưới tầng đất có chứa phèn tiềm tàng, do trong không khí có ôxy nên khi được tiếp  xúc với không khí sẽ xảy ra quá trình oxy hoá pyrit và sinh ra axit sunfuaric:

4FeS2 (pyrit) + 15O2 + 14H2O → 4Fe(OH)3  + 8SO42- + 16H+


Đất phèn

Trung bình 1 mol FeS2 khi bị ôxi hóa sẽ sản sinh ra 4 mol ion H+. Do có sự gia tăng  nồng  độ  H+  nhiều  làm  tăng  độ  chua  trong  đất. Axit sunfuric hình thành có khả năng hoà tan các kim loại như sắt, nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Vì vậy nước có pH thấp thường chứa các kim loại độc hại.


Tác hại và cách làm mềm nước cứng vĩnh cửu là gì ?

Tác hại của nước cứng vĩnh cửu là gì ?


Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời (ĐCTT) lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra ĐCTT là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa:

Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và 1 trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat.

Cách làm mềm nước cứng vĩnh cửu


Phương pháp nhiệt:

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:

2HCO3- → CO32- + H2O + CO2 ­
Ca2+ + CO32- → CaCO3  ↓
NênCa(HCO3)2 → CaCO3  ↓ + CO2 ­ + H2O

Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.

Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2­ + H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng:
MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2

Thực trang chất lượng nước hiện nay tại Việt Nam

Nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân mà cần lưu ý và trực tiếp nhất là bởi tác động của con người: sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp bừa bãi của các hộ gia đình đã gây ra nguồn nước thải gây nên tình trạng  ô nhiễm nguồn nước. Để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước bạn nên hành động theo một số bí quyết sau.

Lưu trữ, thải đúng cách các sản phẩm độc hại như: sơn, dầu ô tô, dầu đánh bóng


Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho những khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ khuyên tôi cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước. Đối có hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng đất phèn cần lựa chọn các giải pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá những vật liệu sinh phèn gây chua cho các vùng tiếp giáp với và nguồn nước phía hạ lưu.

Xây dựng chế độ tưới, tiêu hợp lý cho những vùng quy hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi thuỷ sản, xây dựng thứ tự đóng mở cống ngăn mặn thích hợp giải quyết yêu cầu: Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả phèn và trữ ngọt.

Quản lý nước trong hệ thống kênh mương nội đồng cần phải được tính toán theo chế độ rửa, chế độ tưới cho những loại cây trồng, cho từng loại đất và hướng dẫn người dân cách thức vận hành quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ số sử dụng nước và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây lãng phí nguồn nước.


Lập những chương trình dự báo về diễn biến môi trường nước trong những vùng bố trí quy hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phương hướng thiết kế hệ thống Công trình thuỷ lợi.
Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các Công trình có những ban ngành với liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức chấp hành, về tiến độ thi công, về phương thức thi công và về giám sát thi công Công trình.

Giám sát việc thực thi các hạng mục Công trình theo nội dung ngoài mặt, khi với những vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay những giải pháp cụ thể có tính khả thi để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng tăng cường mức độ nghiêm trọng.

Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng những chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải hoạt động, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống những kênh rạch.